“Đây là ngôi nhà thôn dã mà thiếp đã xây cho hoàng đế của thiếp”
Một lần, khi Pyotr Đại đế đi chiến dịch phải vắng nhà một thời gian, Ekaterina chuẩn bị cho ông một bất ngờ lớn. Biết rằng ông thích xây cất dinh thự mới, bà ra lệnh bí mật xây một Cung điện đồng quê, cách xa Sankt-Peterburg về hướng tây-nam. Ngôi cung điện được xây bằng đá, gồm 2 tầng, chung quanh là hoa viên và cây ăn trái, tọa lạc trên một ngọn đồi nhìn xuống khoảng bình nguyên mênh mông trải dài. Khi Pyotr Đại đế trở về, Ekaterina thông báo cho ông biết rằng mình vừa tìm được một vị trí nên thơ trống trải “nơi mà Hoàng thượng sẽ không lấy làm phiền hà xây một ngôi nhà thôn dã nếu muốn, xin Ngài chịu khó đi xem”. Sáng ngày kế, một đoàn đông đảo lên đường. Sau một con dốc dài, cả đoàn đến cuối con đường hai bên trồng cây rợp bóng mát, Pyotr bất ngờ trông ngay thấy ngôi nhà. Sự kinh ngạc và xúc động dâng trào khi đến trước thềm cửa ngôi nhà Ekaterina nói với ông: “Đây là ngôi nhà thôn dã mà thiếp đã xây cho hoàng đế của thiếp”. Pyotr Đại đế vui sướng cùng cực ôm chầm lấy vợ.
Ekaterina dẫn ông đi xem qua các nơi trong ngôi nhà, rồi đi đến phòng ăn rộng, nơi đã đặt sẵn một bàn tiệc thịnh soạn. Ông chúc mừng bà vợ về chất lượng tuyệt vời của kiến trúc công trình, và Ekaterina chúc mừng chủ nhân của ngôi nhà mới. Vào khoảnh khắc họ vừa chạm cốc, 11 khẩu đại bác ẩn giấu trong khu hoa viên bắn ra một loạt đạn chào mừng. Khi màn đêm buông xuống, Pyotr nói ông không thể nhớ ra có ngày nào ông cảm thấy hạnh phúc như ngày này.
Quần thể Cung điện Ekaterina là một nhân chứng sống của hơn 300 năm kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa và lịch sử của nước Nga. Bản thân cung điện cũng có số phận giống như đất nước và dân tộc Xô Viết, chịu sự hy sinh và mất mát lớn lao trong Thế chiến II, rồi lại dần dần được phục dựng và tái sinh huy hoàng hơn xưa. Trước Thế chiến cung điện có hơn 50 căn phòng lớn nhỏ, sau khi bị hủy diệt bởi Đức quốc xã, đã tu tạo lại được 32 căn phòng.
Xây dựng và bảo tồn
Tháng 8 năm 1724, trong lễ khánh thành cung điện có mặt Pie đại đế và những nhân vật quyền lực nhất, người ta đã bắn 13 khẩu súng thần công 3 lần để kỉ niệm. Ở thời đại đó, một cung điện nhỏ hai tầng là một công trình kiến trúc Nga kinh điển đầu thế kỷ 18. Dưới sự trị vì của nữ hoàng Elizabeth, cuối năm 1742 đầu năm 1743, kiến trúc sư Zemtsov bắt tay vào mở rộng cung điện, sau đó kiến trúc sư Kvasov và kiến trúc sư Trenzini (người xây dựng pháo đài Petropavlov) đảm đương trọng trách. Tuy nhiên, kể từ năm 1745, kiến trúc sư Chevakinsky thay thế Trenzini giám sát công trình đến tận những năm 50 của thế kỷ 18.
Ngày 10 tháng 5 năm 1752 nữ hoàng Elizabeth ký sắc lệnh đại tu bổ Cung điện, trao toàn quyền cho Rastrelly 9người đã xây dựng cung điện Mùa Đông) sửa sang toàn bộ hoàng cung này theo phong cách đặc biệt mang dấu ấn của ông – phong cách kiến trúc Barocco. Qua bàn tay của vị kiến trúc sư thiên tài, Cung điện hiện lên nguy nga lộng lẫy với kích thước hùng vĩ, những khoảng không cao rộng và trang trí nội thất ngập tràn tranh thánh. Dải ruy băng xanh rộng, cuốn quanh những chiếc cột mặt tiền trắng muốt với trang trí mạ vàng lung linh dưới nắng thu đầy vẻ phù hoa lễ hội. Mặt tiền được trang trí các tượng thần Atlat, tượng nữ thần Hy Lạp Caryad, đầu sư tử và những đường gờ dọc diễm lệ theo nguyên mẫu của nhà điêu khắc Dunker. Phía trên bắc tòa là 5 ngọn bảo tháp dát vàng của thánh đường Hoàng Gia. Phía trên nam tòa là một mái vòm lớn với hình một ngôi sao vàng đa cạnh trên đỉnh nóc. Tổng lượng vàng trang trí trong ngoài lên đến 100kg vàng ròng nguyên chất. Hành lang mặt đất và một dãy phòng một tầng hình bán nguyệt dành cho thị nữ và hầu cận trong cung cũng được nhanh chóng hoàn thành.
Nội thất
Rastrelly đã sáng tạo ra một dải phòng khánh tiết trải dài toàn bộc chiều dọc của cung điện, từ cầu thang khánh tiết tới thánh đường hoàng cung, toàn bộ được trang trí bằng những điêu khắc bằng gỗ bồ đề mạ vàng với tên gọi “Dãy phòng vàng”.Khu vực Đại lễ đường, còn được gọi là Hall of Light, có diện tích 800 mét vuông, và chiếm toàn bộ chiều rộng của cung điện có hai bên vô cùng lộng lẫy. Các cửa sổ vòm lớn, nơi ánh sáng chan hòa ùa vào cùng điện càng làm lóng lánh những bức tường trang trí mạ vàng, và toàn bộ trần nhà được bao phủ bởi một bức tranh tường hoành tráng mang tên “Nước Nga huy hoàng”. Sử dụng các kỹ thuật tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn, Phòng ăn Trắng cũng sang trọng nhưng cũng giống như nhiều phòng trong cung điện, sự sang trọng với các góc màu trắng tinh khiết. Cách bài trí dãy hành lang dọc trải dài như vậy là vô cùng lạ lẫm đối với nước Nga tới tận giữa thế kỷ 18, được Rastrelly sử dụng trong nhiều lâu đài thành quách khác ở tân đô, nhưng chỉ riêng tại cung điện Ekaterina, phong cách kiến trúc này mới thể hiện được sức hấp dẫn đặc biệt của mình.
Thời kỳ xây dựng và trang hoàng những dãy phòng khánh tiết và khuê phòng của cung điện tiếp theo là vào những năm 1770. Vị chủ nhân mới của cung điện, nữ hoàng Ekaterina II, với sự say mê kiến trúc cổ đại, đã mời về đây vị kiến trúc sư cổ đại nổi tiếng người Scotland Kameroon . Chính ông là cha đẻ của những căn phòng rực rỡ dành cho nữ hoàng Ekaterina II: Phòng Arabeck, phòng Lyon, phòng Trung Hoa, phòng ăn Mái Vòm, thư phòng Bạc, thư phòng Xanh Lục và khuê phòng, nổi bật lên tất cả với vẻ đẹp tinh tế, bố cục trang trí nghiêm ngặt và nội thật vô cùng đặc biệt. Rất tiếc, những phòng nàybị phá hủy trong Thế chiến II và đến ngày nay vẫn chưa được phục chế hoàn toàn. Những căn phòng dành cho đại công tước Pavel (sau này trở thành hoàng đế Pavel I) và vợ Maria Phedorovna cũng do Kameroon thiết kế đã được phục dựng hoàn chỉnh: phòng ăn Xanh Lam, phòng Bồi Bàn, Phòng khách Xanh Dương Trung Hoa và khuê phòng.
Cung điện Ekaterina được xếp hạng là một trong những cung điện lộng lẫy và nguy nga nhất trên thế giới. Trong đó có căn phòng Hổ Phách (Amber Room), được ví như kỳ quan thứ tám của loài người, hiện nay là điểm tham quan có sức hấp dẫn lớn nhất đối với du khách khi đặt chân đến nơi đây. Vào năm 1716 trên đường công du sang Pháp, Pierre Đại Đế đã có cuộc gặp lịch sử với Hoàng đế Phổ Friedrich Wilhelm I tại Gabelberg, và Friedrich Wilhelm I đã dâng tặng Phòng Hổ Phách cho Pierre Đại Đế đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa hai cường quốc Nga – Phổ. Căn phòng được hoàn thành vào năm 1770. Sau đó, căn phòng vẫn liên tục được bảo quản, trùng tu 3 lần trong thế kỷ 19. Năm 1941, khi quân Đức chiếm Tsarskoe Selo, Phòng Amber đã được tháo dỡ trong 36 tiếng đồng hồ, và được vận chuyển tới Konigsberg. Khi Đức quốc xã sụp đổ, các hiện vật được di chuyển khỏi nguy hiểm nhưng đến nay không biết chính xác chúng được cất giữ ở đâu.
Năm 1982, Phòng Hổ phách được đề nghị trùng tu, sửa chữa và phải mất hơn 20 năm và tốn kém hơn 12 triệu đô la. Được mở vào năm 2003 bởi Tổng thống Vladimir Putin và Chancellor Gerhard Schroeder, Phòng Amber Phục hồi là một tượng đài thật sự độc đáo, và là một minh chứng cho sự chăm sóc siêng năng của các thợ thủ công trong việc tái hiện kiến trúc ban đầu.