Mùa lấy nước bạch dương

nước Bạch dươngg

Người ta vẫn gọi nước Nga bằng một cái tên trìu mến Xứ sở Bạch Dương từ bao lâu nay, bởi đặt chân tới nước Nga là có thể dễ dàng bắt gặp những cây bạch dương thân mọc thẳng tắp, vỏ trắng, cành mềm lá thưa, gió thổi đu đưa trên khắp các nẻo đường…

Bereza

Và nếu những người đi rừng ở Việt Nam không xa lạ với việc tìm nước uống từ những thân cây họ trúc, thì ở Nga, thân cây gỗ tưởng khô khan như bạch dương cũng chính là nguồn nước quý.

Ngoài ý nghĩa về mặt biểu tượng, về tinh thần nước Nga thì cây bạch dương có khá nhiều công dụng: gỗ của cây có thể dùng làm đồ nội thất, vỏ cây được chiết xuất thành dầu, nhựa bạch dương có thể dùng làm thuốc thậm chí còn có thứ nước uống mang tên nước bạch dương. Sau một mùa đông kéo dài, khi tuyết tan – xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc chính là thời điểm nước Nga vào mùa lấy nước bạch dương.

nước bạch dương

Cách lấy nước hết sức đơn giản: treo một bình đựng lên thân cây, khứa lên thân cây hình chữ V sâu qua lớp vỏ cách trên miệng bình 20cm, đặt vào đấy một đoạn vải sạch với vai trò làm đường dẫn nước vào bình, sau một đêm có thể quay trở lại để thưởng thức thành quả: từng ngụm nước bạch dương tươi mát, ngọt nhẹ, đôi khi có vị hơi ngai ngái. Nước bạch dương chứa nhiều loại khoáng chất và một số vitamin nhóm B.

lấy nước Bạch dương

Từ xa xưa người Nga tin rằng nước bạch dương giúp hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, chữa trị những vấn đề về da như viêm da, mẩn đỏ… Ở Nga đã có nhiều nghiên cứu về công dụng của nước cây bạch dương, và từ thời Liên Xô đã có nhiều cơ sở sản xuất, thu mua chế biến thứ nước uống đặc trưng này, thậm chí làm rượu vang hay kvas – một loại đồ uống lên men.

nước từ cây bạch dương

Quả thực, chẳng có loài cây nào gắn bó với dân tộc Nga như thế. Nếu có dịp đến với xứ sở Bạch Dương, đừng quên tìm và thưởng thức chút nước bạch dương trong lành mát lịm bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho ABC Travel!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.